Da là một hệ sinh thái, đa năng hơn bạn nghĩ, với các vai trò:

  • Cảm nhận các tiếp xúc, áp lực bên ngoài môi trường
  • Điều hòa chất điện giải
  • Kiểm soát nhiệt độ cơ thể
  • Là lớp giáp bảo vệ bạn khỏi những tổn thương từ môi trường

Hệ sinh thái làn da cũng phải chịu tác động của thời gian. Lão hóa là quá trình “lớn lên” và “già đi” mà cơ thể buộc phải trải qua, đến từ cả bên trong lẫn bên ngoài, nhưng sẽ biểu hiện ra bên ngoài bằng các hình ảnh trực quan: tóc bạc màu, da sạm đi, nổi đồi mồi, nám, da nhăn nheo, nếp nhăn và vết chân chim xuất hiện dày đặc, co rút xương khớp và suy giảm chiều cao. 

Dấu hiệu lão hóa da thường sẽ rõ nét hơn khi bạn bước qua tuổi 35. Nhưng với chế độ sinh hoạt, ăn uống, và một số yếu tố môi trường, những dấu hiệu này có thể xuất hiện sớm hơn. Chính vì thế, từ 20 tuổi trở đi, bạn đã cần phải rất lưu tâm đến vấn đề ngăn ngừa lão hóa.

Đặc biệt, trước 35 tuổi, nếu bạn thấy da mặt mình khô sạm đi, mất đàn hồi, bắt đầu chảy xệ và thậm chí nổi cả đồi mồi, thì khả năng cao bạn đang bị lão hóa sớm.

Lão hóa da

So sánh Lão hóa nội tại và Lão hóa ngoại tại

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ phân chia lão hóa da thành hai loại, dựa vào nguyên nhân thúc đẩy quá trình lão hóa: Lão hóa nội tại và Lão hóa ngoại tại.

Lão hóa nội tại là gì?

Lão hóa nội tại (lão hóa bên trong) chính là quá trình lão hóa theo thời gian của cơ thể chúng ta khi càng lớn tuổi hoặc khi trải qua một quá trình thay đổi nội tiết nhất định - thai kỳ, mãn kinh.

Lão hóa nội tại là gì?

Dấu hiệu của lão hóa nội tại

Ở giai đoạn đầu lão hóa, có lẽ sẽ khó quan sát bằng mắt thường. Tuy nhiên, càng lớn tuổi, dấu hiệu lão hóa càng trực quan hơn. Những vùng da mắt, má sẽ hiện rõ các hốc, hõm. Da cũng thiếu căng mọng và ít đàn hồi dần.

Da lão hóa sớm

Lão hóa ngoại tại là gì?

Trái ngược với các nguyên nhân của lão hóa nội tại, thì lão hóa ngoại tại (lão hóa bên ngoài) lại do các tác nhân từ ngoài vào và 90% đến từ ánh nắng mặt trời, hay cụ thể hơn, là tia UV có trong ánh nắng mặt trời.

Trên thực tế, các tác nhân bên ngoài cũng có thể chúng ta đáng kể trong quá trình chống lão hóa da mặt nói riêng, và lão hóa cơ thể nói chung, nhưng nếu chăm sóc không đúng cách thì tác nhân bên ngoài cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến da bị lão hóa nhanh dần.

Lão hóa ngoại tại là gì?

Dấu hiệu của lão hóa ngoại tại

Biểu hiện của lão hóa ngoại tại thường rõ nét qua các nếp nhăn, vết chân chim và đặc biệt liên quan đến sắc tố da thay đổi - da sạm đi hoặc nổi đồi mồi.

Da lão hóa sớm là gì?

Những nguyên nhân lão hóa da có thể kể đến dựa trên tác nhân gây nên lão hóa: tác nhân bên trong (tuổi tác, sự thay đổi hormone) và tác nhân bên ngoài (chế độ sinh hoạt, môi trường).

Bắt đầu từ những năm độ tuổi 20, cơ thể chúng ta bắt đầu sản sinh collagen và elastin chậm lại hoặc thậm chí ít đi. Dẫn đến tình trạng da kém sức sống, các tổn thương trên da cũng khó lành hơn. Những thay đổi bên trong cơ thể ở lớp lipid và xương vẫn chưa biểu lộ rõ ra bên ngoài.

Vì đến từ bên trong, nên những biểu hiện này cần thời gian để bộc lộ rõ ra trên cơ thể chúng ta. Thường bước sang tuổi 35, bạn sẽ cảm thấy da và ngoại hình thực sự khác biệt.

Thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống, ánh nắng mặt trời là những yếu tố bên ngoài có tác động đáng kể thúc đẩy quá trình lão hóa.

Những thói quen sinh hoạt đơn giản như tư thế ngủ, tưởng chừng như vô hại lại có thể khiến chúng ta hối hận về sau. Việc tạo áp lực lên da khi ép da mặt lên gối lâu ngày có thể hình thành nếp nhăn, đi kèm với yếu tố bên trong - khi da mất dần lipid dẫn đến các vết hằn này hình thành rãnh nhăn, sâu, rõ ràng hơn.

Biểu hiện của lão hóa da là gì?

Những dấu hiệu khi da bắt đầu lão hóa thường đơn giản và chậm rãi mỗi ngày, chính vì thế nếu không để ý so sánh, quan sát, đôi khi chúng ta chủ quan, lơ là với việc chống lão hóa da. Cấu tạo của da bao gồm ba tầng cơ bản, từ ngoài vào trong: lớp biểu bì, lớp trung bì và hạ bì. Quá trình lão hóa da diễn ra xuyên suốt các tế bào.

Da dần mỏng đi theo thời gian, khiến lớp áo bảo vệ bên ngoài yếu đi, chúng ta dễ bị tổn thương, trầy xước hơn. Một khi chịu thương tổn, vì lão hóa, da cũng phục hồi chậm hơn 4 lần so với làn da của người trẻ tuổi. Việc elastin giảm khiến da khó liên kết, đàn hồi, sần sùi.

Một phần các tế bào sắc tố sẽ mất đi, dẫn đến việc da trông nhợt nhạt hơn. Một số các tế bào hắc tố lại phình to ra, ở những vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời sẽ xuất hiện đốm nâu - đồi mồi, nám.

Tuyến bã nhờn bắt đầu hoạt động chậm lại, khiến da không được điều hòa ẩm, dẫn đến khô, sần, thiếu sức sống, dễ hình thành nếp nhăn và bị ngứa.

Biểu hiện của lão hóa da là gì?

Những mạch máu ở lớp trung bì cũng trở nên mỏng và yếu đi, khiến da dễ bị bầm tím, chảy máu. Ở người càng lớn tuổi, càng dễ xảy ra tình trạng ban xuất huyết lão hóa (senile purpura).

Cùng lúc đó, lớp mỡ dưới da cũng mỏng đi, nên thường chúng ta sẽ thấy người càng lớn tuổi sẽ càng ốm, da càng nhăn nheo. Hơn thế nữa, những mô mỡ này nắm giữ vai trò điều hòa thân nhiệt, là lớp đệm làm giảm tổn thương ngoại lực lên da, và hấp thụ một số thành phần thuốc khiến chúng hoạt động đúng chức năng, nên khi mất dần mỡ, chúng ta phải đối diện với khá nhiều tác hại không mong muốn.

Có thể bạn không biết, các nốt mụn, mụn cóc, các mảng sần sùi màu nâu (dày sừng tiết bã nhờn) thường phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Cũng phổ biến là các mảng sần sùi màu hồng (dày sừng quang hóa) có khả năng nhỏ trở thành ung thư da.. Vì lúc này, cấu trúc da và chức năng hàng rào bảo vệ da thay đổi tiêu cực.

Tưởng chừng như đơn giản, nhưng da khi bị lão hóa dẫn đến những hệ lụy nhiều hơn bạn nghĩ.

Cách chống lão hóa da

Chính vì những hậu quả từ việc da lão hóa, việc làm chậm và hạn chế quá trình lão hóa là cực kỳ quan trọng. Nếu da bị lão hóa sớm phải làm sao?

Thông thường, nguyên nhân của quá trình lão hóa diễn ra sớm hơn quy luật tự nhiên là do tác hại của ánh nắng mặt trời. Hạn chế tối đa việc tắm nắng, ra ngoài lúc trời nắng gắt, tăng cường các biện pháp chống nắng: sử dụng kem chống nắng Bioderma (phổ rộng, SPF 30 - 50, không thấm nước), che chắn kĩ khi đi nắng (bằng quần áo tối màu).

Tham khảo: Kem chống nắng cho da hỗn hợp thiên dầu Bioderma tốt nhất hiện nay, Kem chống nắng cho da nhạy cảm Bioderma an toàn, lành tính

Lưu ý về chế độ ăn, nên dùng nhiều rau xanh, trái cây, tránh xa các chất kích thích, bia rượu. Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái.

Hơn hết, cân nhắc lựa chọn một số loại mỹ phẩm dưỡng ẩm, hỗ trợ chống lão hóa cho làn da. Chọn những sản phẩm cung cấp dưỡng chất phù hợp với loại da của bạn (da thường, da dầu mụn, da khô, da nhạy cảm) đồng thời không gây dị ứng (Hypoallergenic), không bít tắc lỗ chân lông, không gây mụn (Non-comedogenic hoặc non-acnegenic).

Không nên quá cả tin hoặc đặt nhiều kỳ vọng vào việc sử dụng sản phẩm chống lão hóa có tác dụng trong thời gian ngắn hay mất kiên nhẫn và sử dụng nhiều loại mỹ phẩm chống lão hóa cùng lúc.

Ngoài những phương pháp chủ động tự nhiên để chống lão hóa, bạn có thể can thiệp một số phương pháp thẩm mỹ da liễu: mài da vi điểm, sử dụng laser làm giảm nếp nhăn, phẫu thuật thẩm mỹ căng da, sử dụng các loại dược mỹ phẩm chống lão hóa chứa các thành phần Retinol, Axit Alpha Hydroxy (AHA), Vitamin C.

Cách chống lão hóa da

Tuy nhiên, da khỏe từ bên trong vẫn luôn là phương pháp chống lão hóa tối ưu, lạm dụng thẩm mỹ không phải là phương pháp lâu dài để áp dụng.

Lão hóa da thực sự là quá trình đáng sợ không ai muốn gặp phải nhưng tất cả chúng ta đều buộc phải trải qua vì đó là quy luật tự nhiên. Vì vậy, cách tốt nhất chúng ta có thể làm chính là cố gắng duy trì, nuôi dưỡng da khỏe từ bên trong, hạn chế tối đa tốc độ lão hóa của làn da và luôn lạc quan, chấp nhận quy luật tự nhiên này.