1. Mụn viêm là gì?

Mụn viêm là một dạng nặng hơn của mụn trứng cá, hình thành và phát triển do không được chăm sóc và xử lý các vết mụn đúng cách, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Mụn viêm thường xuất hiện với tình trạng sưng đỏ, đầu mụn cứng, không có chân và gây đau nhức, khó chịu, đặc biệt là khi vô tình chạm nhẹ vào. Nếu không được xử lý kịp thời, mụn viêm có thể lan rộng sang các vùng da khác và rất khó để khắc phục, chữa trị.

2. Các loại mụn viêm thường gặp

Dựa vào mức độ mụn viêm phát triển và kích thước mụn, chúng có thể được phân chia thành các dạng mụn viêm phổ biến như sau: 

2.1. Mụn viêm đỏ

Mụn viêm đỏ thường sưng to, vùng da xung quanh mụn có màu đỏ thấy rõ và gây đau nhức. Mắt thường sẽ rất khó thấy được nhân mụn viêm đỏ, do đó cũng rất khó để nặn. Nếu cố tình nặn mụn nhân viêm đỏ có thể hình thành mụn nang, mụn bọc, dẫn đến tình trạng tổn thương da nghiêm trọng. Sau khi các nốt mụn này biến mất thường để lại sẹo thêm, sẹo lõm gây mất thẩm mỹ.

Hầu hết những người bị mụn viêm đỏ thường có xu hướng dùng tay nặn mụn vì họ có cảm giác đau đớn do mụn gây ra. Tuy nhiên, do nhân mụn nằm sâu trong da và việc xử lý không đúng cách sẽ khiến mụn kéo dài và gây ra nhiều hậu quả không mong muốn.

2.2. Mụn viêm mủ

Mụn viêm mủ thường có đặc điểm là gây sưng to và đau, khu vực mụn có thể lan rộng, đầu mụn chứa mủ màu trắng hoặc vàng. Nhiều người quan điểm rằng mụn viêm mủ có thể dễ dàng điều trị bằng cách nặn lấy mủ trong mụn ra rồi mụn sẽ tự hết. Tuy nhiên, không ít người đã tự ý nặn mụn khi mụn chưa chín, nặn mà không lấy hết nhân mụn hoặc gây nhiễm trùng khi nặn mụn, làm cho mụn trở nên viêm và có thể gây sẹo.

2.3. Mụn bọc

Mụn bọc là một dạng mụn viêm nặng, nốt mụn to, cứng, bị sưng và tạo ra nhiều cảm giác đau đớn hơn so với mụn viêm mủ hoặc mụn đỏ. Mụn bọc thường có nguy cơ gây sẹo lồi hoặc sẹo lõm nếu không được xử lý đúng cách và không phục hồi da sau khi nặn mụn. 

Nhân mụn bọc bên trong chứa rất nhiều mủ nhưng thường không nổi lên bề mặt da. Vì vậy, nếu không biết cách nặn mụn bọc thì sẽ không thể lấy hết nhân mụn mà còn có nguy cơ gây nhiễm trùng da.

2.4. Mụn nang

Trong loạt mụn viêm, mụn nang được xem là dạng nặng nhất. Mụn nang có khả năng hình thành các ổ to, chứa nhiều mủ và gây đau nhức. Do vị trí sâu và tính chất nặng, ngay cả khi được điều trị đúng cách, mụn nang vẫn thường để lại các sẹo lõm do sự tổn thương của tế bào da không thể phục hồi hoàn toàn sau quá trình mụn nang.

3. Nguyên nhân gây ra mụn viêm là gì

Mụn viêm có rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể kể đến như:

  • Rối loạn nội tiết tố tạo điều kiện cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, dẫn đến sự tích tụ, dư thừa bã nhờn và tắc nghẽn lỗ chân lông, từ đó hình thành mụn.
  • Vệ sinh da, chăm sóc da không đúng cách làm cho bụi bẩn và bã nhờn tích tụ lâu ngày trên da, gây viêm nhiễm mụn.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh, nhiều đồ ngọt, đồ cay nóng, dầu mỡ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh và gây viêm. 
  • Chế độ sinh hoạt không điều độ, thường xuyên thức khuya, thiếu ngủ, căng thẳng cũng có thể ảnh hưởng và gây nên mụn.
  • Môi trường sống bụi bẩn, ô nhiễm, và tiếp xúc với hóa chất có thể kích thích da gây viêm nhiễm và hình thành mụn.
  • Sử dụng mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng hoặc chứa Corticoid, trang điểm đậm khi da có mụn trứng cá.
  • Dầu thừa, bụi bẩn, tạp chất và tế bào da chết tích tụ lâu ngày trong lỗ chân lông
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc Tây y, đặc biệt là các loại thuốc ảnh hưởng đến nội tiết tố.

4. Mụn viêm hình thành như thế nào?

Sau khi đã tìm hiểu về mụn viêm là gì, bạn cũng nên biết quá trình hình thành của mụn viêm là như thế nào. Giống như các loại mụn trứng cá khác, quá trình hình thành mụn viêm cũng trải qua 4 giai đoạn chính:

  • Tuyến bã nhờn trên da hoạt động quá mạnh, dẫn đến tạo ra dư thừa bã nhờn, gây bít tắc lỗ chân lông
  • Lỗ chân lông bị tắc do các tế bào chết, bã nhờn, bụi bẩn, lớp trang điểm, ... gây nên mụn (bao gồm mụn đầu đen và mụn đầu trắng)
  • Vi khuẩn gây mụn (P. acnes) thường tồn tại trên bề mặt da và khi kết hợp với bã nhờn, chúng sẽ phát triển gây ra sự viêm nhiễm. Biểu hiện thường thấy ở giai đoạn này là da bị đỏ, đau và ngứa trên da.
  • Giai đoạn viêm nhiễm: vi khuẩn mụn tiếp tục xâm nhập sâu vào da, gây ra sự viêm nhiễm và tích tụ mủ thành các khối lớn. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tổn thương đến lớp hạ bì và trung bì của da, phá vỡ cấu trúc mô liên kết dưới da, tăng nguy cơ hình thành sẹo thâm và sẹo lõm trên da sau khi vết thương lành.

5. Mụn viêm có tự hết không?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mụn viêm là một bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi dứt điểm, nhanh chóng mà còn rất dễ tái phát.

Mặc dù có một số trường hợp (rất ít) da bị mụn viêm tự hết khi họ điều chỉnh các yếu tố gây ra tình trạng viêm mà không cần sử dụng các phương pháp điều trị. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra trên những người có cơ địa da không dễ bị mụn.

Đối với những trường hợp có cơ địa dễ bị mụn (như da nhờn đến rất nhờn, da nhạy cảm, da dày sừng nang lông...), việc hy vọng mụn sẽ tự hết theo thời gian là rất khó, thậm chí có thể gây ra những hậu quả lâu dài như vết thâm mụn kéo dài và nốt sẹo rỗ vĩnh viễn.

Chính vì vậy, thay vì phụ thuộc vào việc mụn sẽ tự hết, bạn hãy chủ động đến thăm khám với bác sĩ da liễu. Các chuyên gia da liễu sẽ giúp bạn lập phác đồ điều trị mụn phù hợp, thực hiện đúng phương pháp, và cung cấp giải pháp hiệu quả để cải thiện tình trạng mụn trong thời gian ngắn. Điều này giúp bạn kiểm soát tình trạng mụn, tránh tình trạng tổn thương da và để lại hậu quả không mong muốn.

6. Cách chăm sóc làn da nhạy cảm, bị mụn viêm tại nhà hiệu quả

Da đang bị mụn viêm là một làn da rất nhạy cảm, vì lúc này da đang bị tổn thương, do đó bạn cần phải thiết lập một quy trình chăm sóc da dịu nhẹ, phù hợp với làn da ở trong giai đoạn này. Chăm sóc da mụn viêm đòi hỏi sự cẩn thận và đúng phương pháp. Dưới đây là quy trình chăm sóc da cơ bản bạn có thể tham khảo để chăm sóc làn da nhạy cảm bị mụn viêm nhé: 

Bước 1: Tẩy trang và sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ

Sử dụng sản phẩm tẩy trang phù hợp với làn da của bạn để loại bỏ lớp trang điểm, bã nhờn và bụi bẩn. Sau đó, rửa mặt với sữa rửa mặt để làm sạch da sau bước tẩy trang. Bạn nên đảm bảo vệ sinh da mặt sạch sẽ trước khi tiến hành các bước tiếp theo. 

Ở bước này, bạn nên đặc biệt lưu ý lựa chọn những sản phẩm lành tính, dịu nhẹ, phù hợp với làn da nhạy cảm khi bị mụn để bảo vệ hàng rào tự nhiên của da, không chứa các chất gây kích ứng hoặc hương liệu mạnh. Bioderma gợi ý đến bạn Bộ đôi làm sạch Sébium dịu nhẹ, lành tính dành riêng cho làn da dầu mụn đến từ Bioderma - thương hiệu dược mỹ phẩm hàng đầu Châu Âu

  • Dung dịch làm sạch và tẩy trang Sébium H2O: Sébium H2O dành riêng cho da hỗn hợp đến da dầu và có mụn. Ứng dụng công nghệ Micellar giúp tẩy trang và làm sạch da khỏi các bụi bẩn, tạp chất hiệu quả đến 95% đồng thời vẫn giữ được độ ẩm vốn có của làn da. Phức hợp độc quyền D.A.F™ giúp tăng ngưỡng dung nạp da và tăng cường đề kháng cho làn da nhạy cảm khi bị mụn viêm.
  • Gel rửa mặt Sébium Gel moussant: Sébium Gel moussant có độ pH sinh lý 5.5, tương thích cao với làn da dầu mụn và không làm ảnh hưởng đến lớp hydrolipid trên da. Sản phẩm có bảng thành phần và công thức cực kỳ nhẹ nhàng tôn trọng sự cân bằng của làn da. Không làm khô da hay gây cảm giác căng rít sau khi sử dụng, không chứa xà phòng và không gây kích ứng. Phù hợp với những làn da dầu, mụn nhạy cảm nhất!

Nếu bạn đang có làn da bị mụn viêm, hãy hoàn toàn yên tâm khi sử dụng bộ đôi sản phẩm làm sạch này. Đây hứa hẹn sẽ là những sản phẩm vừa loại bỏ sạch sâu hoàn toàn bụi bẩn, tạp chất trên da một cách nhẹ nhàng, vừa cấp ẩm cho những làn da “mỏng manh” mà không bị khô căng sau khi sử dụng.

 Bộ đôi làm sạch Sébium

Bước 2: Sử dụng kem giảm mụn

Sử dụng sản phẩm kem đặc trị giúp giảm mụn như serum, thuốc bôi trị mụn dựa trên hướng dẫn của bác sĩ da liễu. Bạn hãy lựa chọn sản phẩm có thành phần kháng viêm, kháng khuẩn, giúp tiêu cồi mụn và giảm sưng. Sử dụng sản phẩm có kết cấu dạng mỏng nhẹ như gel, kem dưỡng hoặc serum sẽ giúp da hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. 

Một sản phẩm hỗ trợ điều trị mụn, mang lại hiệu quả cao, được các chuyên gia da liễu khuyên dùng mà bạn không nên bỏ qua là sản phẩm kem hỗ trợ giảm mụn Sébium Kerato+. Đây là “bạn đồng hành” không thể thiếu trong quy trình chăm sóc và điều trị làn da mụn, đặc biệt là mụn viêm, giúp mang lại hiệu quả rõ rệt chỉ sau 2 ngày sử dụng mà không hề gây kích ứng hay làm da khô bong tróc.

Với Sébium Kerato+, chỉ trong vòng 2 ngày, da bạn sẽ:

  • Giảm 19% số lượng mụn.
  • Giảm đến 20% vết thâm mụn.
  • Với 100% không gây kích ứng da.

Kem hỗ trợ giảm mụn Sébium Kerato+

Bước 3: Dưỡng ẩm phù hợp

Dù da bạn có mụn vẫn cần được dưỡng ẩm. Hãy sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm dạng gel/lotion không chứa dầu, không hương liệu. Bạn nên chọn các sản phẩm kem dưỡng có chứa Hyaluronic acid và Glycerin giúp dưỡng ẩm và làm mềm da, Niacinamide giúp hỗ trợ điều trị mụn viêm đỏ và mụn mủ hiệu quả.

Nếu làn da của bạn đã được nặn mụn và đang trong quá trình phục hồi, bạn nên sử dụng kem dưỡng phục hồi da của Bioderma để làn da được phục hồi, tái tạo nhanh nhất nhé.

Bước 4: Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da

Sử dụng kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ da khỏi tác động có hại của tia tử ngoại. Bạn nên lựa chọn kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu 30 và PA++ để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Đồng thời, bạn nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời bằng cách đội nón rộng vành, đeo kính râm, và sử dụng ô dù khi cần thiết. 

Kem chống nắng cho da dầu mụn Bioderma Photoderm AKN Mat được bác sĩ da liễu khuyên dùng sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Đây là một sản phẩm chống nắng đa năng và vượt trội mà làn da dầu mụn nhạy cảm nào cũng cần với những ưu điểm vượt trội như: 

  • Sáng chế Fluidactiv™ giúp kiểm soát dầu và điều chỉnh chất lượng bã nhờn để hạn chế hình thành mụn.
  • Kết cấu khô thoáng, không nhờn dính, thông thoáng lỗ chân lông, không để lại vệt trắng, kháng nước, mồ hôi.
  • Chỉ số bảo vệ SPF30 và UVA 13, giúp bảo vệ làn da toàn diện trước tia UVA/UVB gây hại.
  • Hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm các kích ứng da do ánh nắng hoặc yếu tố khác từ môi trường, nuôi dưỡng da khỏe mạnh và rạng rỡ hơn từng ngày.

Kem chống nắng cho da dầu mụn Bioderma Photoderm AKN Mat

7. Những điều cần lưu ý khi xử lý da bị mụn viêm

  • Không tự ý nặn mụn: Tránh việc tự nặn mụn bằng tay hoặc các dụng cụ chưa được sát khuẩn. Hành động này có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và gây tổn thương da.
  • Sử dụng sản phẩm nhẹ nhàng: Chọn các sản phẩm lành tính, dịu nhẹ khi rửa mặt và chăm sóc da. Tránh sử dụng các sản phẩm tẩy rửa mạnh hoặc chứa cồn có thể gây kích ứng và làm tổn thương da.
  • Kiểm tra thành phần sản phẩm: Hạn chế sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chứa cồn, các chất kích thích hoặc có thành phần thuộc nhóm Halogen, Corticoid, vì các hoạt chất này có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và gây tổn thương da.
  • Hạn chế trang điểm: Nếu bạn cần trang điểm, hãy chọn sản phẩm không gây tắc nghẽn lỗ chân lông và thường xuyên làm sạch da sau khi dùng trang điểm.
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia da liễu: Nếu tình trạng mụn viêm của bạn nghiêm trọng và kéo dài, hãy tìm đến bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị chuyên nghiệp. Họ có thể đưa ra phác đồ điều trị thích hợp để kiểm soát và cải thiện tình trạng da của bạn.

Qua bài viết trên, Bioderma đã giải đáp thông tin mụn viêm là gì cũng như gợi ý đến bạn cách chăm sóc làn da nhạy cảm bị mụn viêm. Mặc dù mụn viêm là một tình trạng nghiêm trọng và dễ chuyển biến nghiệm trong, tuy nhiên nếu bạn phát hiện kịp thời vẫn có thể điều trị và ngăn ngừa một cách hiệu quả. Hãy chú ý trong việc làm sạch da đúng cách để duy trì một làn da khỏe đẹp bạn nhé!