1. Mụn là gì? Nguyên nhân gây mụn
1.1. Mụn là gì?
Mụn là một bệnh lý da liễu phổ biến, xảy ra khi các nang lông trên da bị tắc nghẽn bởi dầu thừa, tế bào chết và vi khuẩn. Mụn có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn ẩn, mụn viêm, mụn mủ... và thường gặp ở các vùng da tiết nhiều dầu như mặt, lưng, ngực, cổ hoặc vai.
Mặc dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe tổng thể, nhưng mụn lại ảnh hưởng đáng kể đến thẩm mỹ và tâm lý, đặc biệt là ở tuổi dậy thì và những người có cơ địa da dầu hoặc nhạy cảm.
1.2. Nguyên nhân gây mụn
Mụn hình thành bởi nhiều yếu tố khác nhau, nhưng chủ yếu có thể chia thành hai nhóm chính: nội sinh (bên trong cơ thể) và ngoại sinh (yếu tố từ môi trường và lối sống).
1.2.1. Rối loạn nội tiết tố
Sự thay đổi hormone trong các giai đoạn như tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, hoặc tiền mãn kinh có thể kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, tiết nhiều dầu hơn bình thường. Điều này khiến lỗ chân lông dễ bị bít tắc, tạo điều kiện cho vi khuẩn P. acnes phát triển và gây viêm.
1.2.2. Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức
Ở một số người, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn do cơ địa, do da mất nước hoặc do rối loạn hormone. Dầu thừa tích tụ quá mức sẽ gây bít lỗ chân lông, dẫn đến mụn.
1.2.3. Tế bào chết tích tụ
Nếu không được làm sạch và tẩy tế bào chết định kỳ, lớp sừng hóa sẽ ngày càng dày, khiến bề mặt da bí bách và gây ra mụn ẩn, mụn đầu đen hoặc mụn viêm.
1.2.4. Vi khuẩn gây mụn (P. acnes)
Vi khuẩn Propionibacterium acnes sinh sống trong nang lông và phát triển mạnh khi môi trường thiếu oxy, nhiều dầu thừa. Sự sinh sôi quá mức của chúng là nguyên nhân trực tiếp gây ra các loại mụn viêm.
1.2.5. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh
Căng thẳng kéo dài, thiếu ngủ, ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, uống nước ngọt hoặc sử dụng chất kích thích như cà phê cũng có thể khiến hormone mất cân bằng và da dễ lên mụn hơn.
1.2.6. Môi trường sống và vệ sinh da
Sống hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, không tẩy trang kỹ sau khi trang điểm… là những nguyên nhân phổ biến khiến mụn hình thành và lây lan.
1.2.7. Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp
Một số sản phẩm chăm sóc da hoặc trang điểm có thể gây kích ứng, bít tắc lỗ chân lông hoặc chứa thành phần gây mụn (comedogenic). Đặc biệt, mỹ phẩm chứa corticoid hoặc không được tẩy trang kỹ dễ khiến tình trạng mụn nghiêm trọng hơn.
1.2.8. Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc như thuốc tránh thai, corticosteroid, lithium có thể làm rối loạn hormone hoặc tăng tiết bã nhờn, từ đó gây ra mụn.
2. Phân biệt các loại mụn trên da thường gặp
Việc mắc các loại mụn là một dạng bệnh lý của da do nang lông bị bít tắc (bã nhờn tích tụ, da chết) dẫn đến hình thành mụn trên da. Tùy vào sự sản sinh vi khuẩn và viêm nhiễm mà nốt mụn có thể bị viêm hoặc không. Các loại mụn trứng cá thường gặp bao gồm: mụn ẩn (mụn đầu trắng), mụn đầu đen, mụn bọc (mụn mủ) hay mụn đinh, mụn nang. Mụn có thể chia thành 02 nhóm: mụn viêm và mụn không viêm.
Để có thể điều trị tốt nhất cho từng tình trạng mụn, tìm hiểu nguyên nhân và phân biệt chính xác các loại mụn là điều kiện tiên quyết. Cách trực quan nhất để phân biệt các loại mụn chính là nhìn vào tình trạng sưng, viêm hoặc ửng đỏ và mật độ mụn. Cũng có một số loại mụn, chúng ta phải sờ vào để xác định xem chỉ đơn thuần là mụn ẩn hay nghiêm trọng hơn là mụn mủ ẩn dưới da.
2.1. Nhóm các loại mụn không viêm
Nhóm các loại mụn không viêm, dễ dàng xuất hiện rộng khắp các vùng trên cơ thể như lưng, vai, ngực, cổ và chủ yếu tập trung trên mặt.. Mụn có thể phát triển thành các dạng khác nhau như mụn cám, mụn bọc có mủ hay mụn nang. Tuy hiện nay, đã có nhiều phương pháp chữa trị mụn trứng cá nhưng vẫn gây rất nhiều sự bất tiện về thẩm mỹ.