Mụn trứng cá là gì?

Mụn trứng cá xuất hiện trên da dưới nhiều biểu hiện tổn thương khác nhau, như: mụn đầu đen, mụn đầu trắng (mụn ẩn), mụn trứng cá mạch lươn và mụn bọc nếu như nốt mụn bị nhiễm khuẩn. Mụn trứng cá không thể truyền nhiễm và không di truyền hoàn toàn. Tuy nhiên, ở những người có bố mẹ, người thân ruột thịt gặp phải da bị mụn viêm nặng, có khả năng cao da bạn sẽ đối mặt với mụn trứng cá. 

Dạng mụn này có phạm vi hoạt động rộng khắp cơ thể, từ cổ, mặt, vai đến lưng. Dễ tái phát nếu không làm sạch và chăm sóc da đúng cách, nhất là độ tuổi tuổi dậy thì. 

Đối tượng bị mụn

Thường gặp nhất là ở thanh thiếu niên, tuy nhiên tất cả các độ tuổi, giới tính đều có thể bị các loại mụn trứng cá, kể cả các bé sơ sinh. Dù vậy, hiện nay, chúng ta có rất nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị và không khó để lấy lại thẩm mỹ, sức khỏe làn da. 

Mụn trứng cá nhẹ, không sưng mủ có thể chỉ nổi li ti, không gây nhiều bất tiện nhưng nếu lơ là thì khó tránh khỏi da bị mụn viêm. Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh. Bạn vẫn nên tìm hiểu kỹ các cách ngăn ngừa mụn trứng cá hơn là suy nghĩ làm thế nào giảm mụn trứng cá

Nguyên nhân gây mụn trứng cá

Đa phần thương tổn làn da hình thành mụn xuất phát từ lỗ chân lông bị bí tắc. Nếu da đang không thông thoáng bởi dầu thừa và tế bào da chết, và tiếp tục chịu thêm ảnh hưởng từ các yếu tố có hại và vi khuẩn, sẽ hình thành mụn trứng cá bọc, mụn nang, mụn viêm mủ. Từ đâu lỗ chân lông bị tắc? Chắc chắn phải kể đến hai nguyên nhân đáng chú ý: sinh lý nội tiết và thói quen sinh hoạt. 

Nội tiết tố

Các tác động từ nội tiết tố sẽ là nguyên nhân sinh lý nội tiết gây ra mụn. Các giai đoạn phát triển trong đời: dậy thì, kinh nguyệt hàng tháng, mang thai. 

Hiểu đơn giản, khi bạn lớn lên, các tế bào ở lỗ chân lông của bạn cũng trưởng thành và lớn theo. Chúng tiết nhiều dầu hơn nên bắt đầu giai đoạn tuổi dậy thì, da bạn có khả năng thay đổi, từ da thường, thành da dầu, hoặc da dễ bị mụn. 

Đối với làn da của những bạn gái khi đến kỳ, hoặc phụ nữ ở giai đoạn đầu mang thai, nội tiết tố cũng có thể thay đổi. Bã nhờn được tiết ra nhiều hơn trong một thời gian ngắn, gây bí tắc lỗ chân lông và hình thành mụn. Tình trạng mụn này có thể chấm dứt khi hết chu kỳ, hoặc sau khi sinh em bé. 

Các tác nhân khác

Mụn trứng cá trên mặt lại hay đến từ những thói quen sinh hoạt tưởng chừng không liên quan. Bạn thường xuyên trang điểm? Lớp trang điểm dày, sản phẩm trang điểm chứa nhiều dầu, kem chống nắng không phù hợp và làn da không được vệ sinh sạch sẽ vào cuối ngày là cơ hội để mụn hoành hành. 

Vệ sinh da không đủ sạch cũng gây tắc chân lông thúc đẩy mụn phát triển. Đối với da mụn nhẹ hoặc dễ nổi mụn, không tẩy da chết thường xuyên sẽ làm tình trạng mụn nặng hơn. Tuy nhiên, lạm dung các chất tẩy mạnh và làm sạch quá nhiều lần trong ngày lại dễ dàng bào mỏng da, khiến da bị kích ứng, lớp hàng rào bảo vệ không còn đủ khỏe mạnh.

Không khí, môi trường sống bị ô nhiễm cũng là nguyên nhân mụn trứng cá các loại xuất hiện trên da bạn. Bên cạnh nguồn nước và thực phẩm tác động trực tiếp thì thời tiết và không gian sống cũng đều là tác nhân trong quá trình hình thành mụn trứng cá

Trời lạnh hoặc ngồi lâu trong phòng điều hòa thường xuyên khiến da cảm nhận được sự mất nước, tuyến bã nhờn nhận được báo động sẽ tích cực làm việc nhiều hơn để đẩy lớp dầu lên bề mặt giữ ẩm cho da. Quá nhiều dầu thừa, kết hợp cùng da chết và vi khuẩn tích tụ tất nhiên sẽ nổi mụn.

Các vật dụng tiếp xúc trực tiếp bề mặt da cũng cần được vệ sinh sạch sẽ: dụng cụ trang điểm, điện thoại, bàn ghế, lớp mền gối thậm chí là tóc. Đối với các vận động viên không chị bị mụn trứng cá ở cằm, vai, trán vì dụng cụ thể thao tiếp xúc da mặt (quả tạ, gậy golf, gậy tennis, nón bảo hiểm, mũ bảo hộ mặt, v.v…) mà toàn thân có thể lên mụn vì quần áo thi đấu kín, bám dính mồ hôi, bụi bẩn.  

Chế độ ăn uống không lành mạnh, món ăn nhiều đường, lạm dụng sữa bò và các chế phẩm từ sữa bò và nicotine trong thuốc lá kích thích mụn nhiều hơn. 

Yếu tố góp phần hình thành mụn trứng cá

Yếu tố ban đầu gây nên các loại mụn nói chung nằm ở việc da không thông thoáng bởi dầu thừa, da chết che kín lỗ chân lông. Hình thành nên những loại mụn không viêm. Sau đó, với sự xâm nhập của vi khuẩn sẽ thúc đẩy mụn sưng viêm hoặc mụn viêm mủ

Tăng tiết bã nhờn

Da bị mụn chưa chắc đã là da dầu và tất nhiên, da dầu cũng không nhất thiết sẽ mọc mụn. 

Da dầu hoặc đột nhiên tăng tiết dầu có thể vì một số nguyên nhân nội sinh sau đây: hormone Androgen tăng cao trong cơ thể và enzyme Alpha Reductase nhiều lên. Hoặc vì những lý do như khi bạn đổ nhiều mồ hôi hơn, bị căng thẳng và chịu nhiều áp lực, môi trường xung quanh ô nhiễm, da tiếp xúc nắng thường xuyên, ở quá lâu trong môi trường điều hòa, v.v.. Bố mẹ hoặc gia đình bạn là những người có làn da dầu thì khả năng cao điều này cũng sẽ di truyền trên làn da bạn. 

Trong bã nhờn sẽ bao gồm các acid béo, lipid các loại, squalene và vitamin E. Thành phần acid béo, lipid, squalene giúp giữ cho da luôn ẩm, mượt, căng bóng. Vitamin E giúp chống oxy hóa cho bã nhờn, giúp bã nhờn luôn ở trạng thái khỏe mạnh, không đặc lại gây bít tắc. 

Một khi da bị tăng tiết bã thì có nhiều khả năng bị oxy hóa cao. Khi bã nhờn bị thay đổi trạng thái về mặt số lượng (tăng tiết bã) hoặc chất lượng (bị oxy hóa) sẽ gây nên tình trạng bít tắc lỗ chân lông, từ đó dễ gây mụn.

Sự tăng sừng

Chu kỳ tái tạo da tùy thuộc vào từng độ tuổi khác nhau, và càng kéo dài hơn khi về già. Ở độ tuổi từ 11 đến dưới 30, quá trình này thường kéo dài từ 21 - 28 ngày, có thể chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn hình thành lớp da mới và giai đoạn lớp da cũ bong tróc ra khỏi làn da. 

Tăng sừng là hiện tượng lớp tế bào ngoài cùng của biểu bì da tăng sinh và dày lên. Lớp tế bào ngoài cùng bị sừng hóa bất thường,tập trung tại lớp biểu bì, kết hợp với dầu nhờn tăng tiết quá mức là một nguyên nhân gây tắc nghẽn lỗ chân lông.

Quá trình xâm nhập của vi khuẩn

Khi vi khuẩn xâm nhập sẽ gây nên tình trạng mụn viêm nhiễm tùy vào sức khỏe và thực trạng da mụn lúc bấy giờ. Đây chính là nguyên nhân gây mụn viêm.

Propionibacterium Acnes (hay Cutibacterium acnes) là vi khuẩn thường được nhắc đến nhất ở tình trạng mụn viêm. Khi da nhiều dầu nhờn, lỗ chân lông bị tắc nghẹn, hàng rào bảo vệ mất cân bằng, thì loại vi khuẩn này sinh sôi và - sẽ tấn công lớp hàng rào da. Như một cơ chế tự nhiên, hệ thống miễn dịch làm việc, phản ứng với vi khuẩn trên da dẫn đến viêm nhiễm, sưng mủ.

Vị trí mọc mụn trứng cá thường gặp

Thực tế diện tích hoạt động của mụn trứng cá có thể rộng khắp cơ thể. Những hình ảnh mụn trứng cá thường thấy nhất vẫn ở các vùng da mặt: trán, má, mũi, vùng quanh miệng và cằm. 

Mụn trứng cá ở trán

Mụn trứng cá được tìm thấy ở trán sẽ có 2 loại phụ thuộc vào lý do thường gặp khác nhau. 

Vị trí mọc mụn trứng cá theo đường chân tóc, sẽ có thể liên quan đến các lý do về dầu gội và mỹ phẩm. Đặc biệt là các sản phẩm chăm sóc tóc, vì kết cấu của chúng thường ở dạng đặc, có nhiều dầu để cung cấp dưỡng chất cho tóc, không làm sạch kỹ có thể gây bí lỗ chân lông.

Vị trí trán thấp hơn, thuộc vùng chữ T trên mặt, nếu lên mụn thì thông thường vì lý do da dầu.

Nhìn chung, khu vực trán thường xuyên tiếp xúc bụi bẩn, ánh nắng và đổ mồ hôi nhiều hơn các khu vực da mặt khác nên mụn trán khá phổ biến.

Mụn trứng cá ở mũi

Tiếp đến là phần mũi của vùng chữ T. Đây là khu vực đổ dầu thường xuyên do tuyến bã hoạt động khá mạnh để giữ ẩm cho da. Trên chóp và hai bên cánh mũi là vị trí nổi mụn đầu đen, mụn cám rõ nhất trên mặt. Một số bạn, vẫn có khả năng nổi mụn trứng cá nặng như bọc mủ, mụn viêm đỏ ở mũi. 

Mụn trứng cá ở cằm

Cằm cũng là một phần của vùng da chữ T đổ nhiều dầu và dễ dàng tìm thấy mụn cám nằm ngay khu vực mặt dưới của cằm, dùng tay sờ dễ dàng cảm nhận thấy các nốt li ti trên da.

Mụn trứng cá ở má

Vùng da má chiếm diện tích lớn trên khuôn mặt và là nơi bị tiếp xúc nhiều nhất với các vật dụng hàng ngày: điện thoại, drap giường, gối, v.v.. Mụn trứng cá bị ngứamụn viêm dưới da không quá xa lạ ở vị trí này.

Mụn trứng cá ở môi

Làn da quanh miệng khá mỏng manh nhưng lại chịu nhiều tác động kể cả từ bên trong lẫn bên ngoài: thay đổi nội tiết tố do đến kỳ kinh nguyệt, mang thai, do căng thẳng mệt mỏi, tiết nhiều mồ hôi vùng nhân trung, đôi khi là do vệ sinh chưa sạch sẽ và lạm dụng mỹ phẩm không phù hợp. Ở các bạn nam, khu vực này chịu tác động và dễ bị tổn thương thường xuyên do dao cạo râu. Những món ăn gây mụn trứng cá cũng làm khu vực này bị mụn.

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra mụn ở vùng môi, không chỉ mụn cám hay mụn mủ, thậm chí có thể là mụn đinh râu nguy hiểm. 

Các phương pháp điều trị mụn trứng cá

Tổng quan, có thể áp dụng một số cách hết mụn trứng cá như sau:

1. Làm sạch đủ nhưng vẫn nhẹ nhàng. Tôn trọng làn da bằng cách làm sạch trước tiên, không chỉ giúp giảm mà còn ngăn ngừa mụn với các bạn có làn da dễ bị mụn. Hãy sử dụng các sản phẩm sữa rửa mặt cho da dầu mụn nhạy cảm. Thường xuyên tẩy da chết để không làm tắc lỗ chân lông. Tuy nhiên, bạn bị mụn nặng thì nên cân nhắc không tẩy da chết nhiều và mạnh, tránh làm da kích ứng, tổn thương nhiều hơn. 

2. Lựa chọn sản phẩm phù hợp. Mặt mụn trứng cá nên tránh xa các sản phẩm chứa xà phòng và chất tẩy rửa mạnh. Ưu tiên chọn những dạng skincare, chống nắng và trang điểm có lưu ý trên bao bì:

  • Oil-free: không chứa dầu
  • Non-comedogenic: không gây mụn
  • Won’t clog pores: không gây tắc lỗ chân lông

Tham khảo một số dược mỹ phẩm Bioderma để hỗ trợ điều trị mụn:

  • Đối với da mụn nhẹ đến trung bình, ngoài công dụng dưỡng ẩm và điều hòa tiết nhờn, Sébium Global giúp tiêu sừng, đẩy và ngừa mụn tái phát. Phù hợp cho da mụn ẩn, mụn cám.

Tham khảo một số dược mỹ phẩm Bioderma để hỗ trợ điều trị mụn:

  • Làn da đang có mụn viêm chiếm ưu thế, Sébium Sensitive sẽ làm dịu các vết sưng, kháng viêm, giảm kích ứng.
Ảnh sản phẩm BIODERMA, Sebium Sensitive 30ml, sản phẩm điều trị dành cho da dễ bị mụn

Chăm sóc da ban ngày

Da dễ bị mụn Da mụn nhạy cảm và suy yếu

Công nghệ Inflastop™

Sébium Sensitive

(Chưa có nhận xét)

Kem dưỡng làm dịu da, cấp ẩm và giảm mụn cho da nhạy cảm, dễ nổi mụn.

Đối tượng sử dụng

Người lớn, Thiếu niên

Tham khảo một số dược mỹ phẩm Bioderma để hỗ trợ điều trị mụn:

  • Da mụn nặng, đang được điều trị da liễu nên sử dụng Sébium Hydra. Sản phẩm này giúp cấp ẩm chuyên sâu, nuôi dưỡng da đang bị bong khô trầm trọng trong suốt quá trình trị liệu. 

Chăm sóc da ban ngày

Da dễ bị mụn

Sáng chế Fluidactiv™

Sébium Hydra

(Chưa có nhận xét)

Kem dưỡng ẩm và cấp nước dành cho da khô do điều trị da liễu.

Đối tượng sử dụng

Người lớn, Thiếu niên

3. Không tự ý dùng tay cạy, nặn mụn. Đặc biệt với da bị mụn viêm. Trong trường hợp nốt mụn vỡ do vô tình hoặc nặn thì đều cần sát khuẩn và giữ vệ sinh thật cẩn thận.

4. Chế độ ăn ngủ khoa học. Tránh xa các thực phẩm bẩn và gây mụn, ngủ đủ giấc và không thức khuya cũng là cách để hết mụn trứng cá hiệu quả.

5. Dược phẩm trị mụn không kê đơn. Một số trường hợp mụn có thể tự điều trị bằng dược phẩm có chứa các thành phần sau:

  • Benzoyl peroxide
  • Retinoids
  • Salicylic acid

Với trường hợp mụn vừa và nặng, có thể điều trị da liễu cùng bác sĩ và các thành phần thuốc được kê để cải thiện mụn:

  • Isotretinoin
  • Tetracycline
  • Minocycline
  • Erythromycin
  • Doxycycline
  • Thậm chí là thuốc tránh thai

Quan trọng nhất trong quá trình trị mụn, vẫn là sự kiên nhẫn của bạn. Hãy dành thời gian tìm hiểu thông tin chăm sóc nhằm hỗ trợ làn da dần dần tự phục hồi chức năng và sức khỏe vốn có của mình. Không lạm dụng mỹ phẩm chăm sóc da để ép buộc da phải thay đổi, vì sau khi ngưng sử dụng những sản phẩm này khả năng tái phát mụn trên da là cực kỳ cao.

Cách phòng ngừa mụn trứng cá

Duy trì các thói quen sau để mụn khó có cơ hội xuất hiện và để giữ gìn sức khỏe, thẩm mỹ làn da sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc tốn thời gian nghĩ cách làm cho hết mụn trứng cá.

  • Duy trì quá trình chăm sóc da đúng cách
  • Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh

Cụ thể hơn: 

Duy trì chăm sóc da đúng cách

Nếu đã bị mụn, thì quy trình chăm sóc da là vô cùng quan trọng. Một khi chủ quan, ngay cả các nhóm mụn đơn giản cũng sẽ từ mụn đầu đen, mụn ẩn thành mụn viêm nặng. Chăm sóc da đủ và đúng góp phần phòng ngừa các bệnh học mụn trứng cá, tiêu diệt các ổ mụn viêm và là cách làm xẹp mụn trứng cá nhanh chóng.  

Bioderma luôn hướng đến giải quyết nguyên nhân tận gốc để hỗ trợ da tốt nhất trong quá trình tự phục hồi. Thế nên dòng sản phẩm Bioderma Sébium, với mục tiêu ngăn rối loạn bã nhờn bằng cách điều hòa tiết bã, không sinh mụn, ngăn bít tắc lỗ chân lông, giảm và ngừa mụn tái phát. Từ các bước làm sạch đến dưỡng ẩm cho da luôn được quan tâm theo từng tình trạng mụn.

Tẩy trang

Duy trì tẩy trang 02 lần/ngày bằng nước tẩy trang cho da dầu mụn Sébium H2O để làm sạch nhẹ nhàng và kháng khuẩn cho da. Không đơn thuần là nước tẩy trang, Sébium H2O còn là dung dịch làm sạch với công nghệ Micellar có thể lấy đa số các hạt bụi mịn trên da, giúp điều hòa tiết bã và tăng ngưỡng dung nạp da.

Vùng mặt của da hỗn hợp, da dầu, làn da có xu hướng mụn nên ưu tiên sử dụng dòng Sébium H2O.

Sữa rửa mặt

Luôn chọn sữa rửa mặt không xà phòng giúp nhẹ nhàng làm sạch và bảo tồn được lớp màng lipid nước trên da. Dòng gel rửa mặt với kết cấu thân thiện làn da của sữa rửa mặt cho da dầu Sébium Gel Moussant có khả năng kháng khuẩn bằng đồng Sunphat và kẽm Gluconate cũng là lựa chọn cực đáng cân nhắc cho da dầu, da hỗn hợp và da mụn để điều hòa tuyến bã, giúp bảo tồn chức năng hàng rào da.

Đặc biệt đối với nam giới, sản phẩm này có thể sử dụng như kem cạo râu, hạn chế thương tổn lên vùng da quanh miệng.

Sử dụng bộ đôi gel rửa mặt và tẩy trang dòng Sébium có tác dụng chống mụn cực cao.

Tẩy tế bào chết 

Bên cạnh dầu thừa làm bít tắc lỗ chân lông, thì da chết cũng là một phần nguyên nhân chủ yếu gây mụn. Sébium Gel Gommant - sản phẩm tẩy da chết cơ học và hóa học, giúp loại bỏ da chết và làm mịn cấu trúc da. Vì không chứa xà phòng nên gel Gommant sau khi làm sạch sâu lỗ chân lông vẫn có thể giữ được độ ẩm cân bằng trên da. 

Bạn có da dầu hoặc da mụn nhẹ (mụn cám, mụn ẩn, mụn đầu đen) có thể tẩy da chết 01 - 02 lần/ tuần. Những vùng da mụn viêm nặng nên tránh các sản phẩm tẩy da chết để không kích ứng mụn nặng hơn và lan rộng.

Lotion

Sau các bước làm sạch, tận dụng Sébium Lotion để lấy lại cân bằng pH của làn da (5 - 5.5) một cách nhanh nhất. Ngoài điều hòa tính chất bã nhờn, Sébium Lotion có thể cấp ẩm suốt 08 giờ, giúp se nhỏ lỗ chân lông và làm đều cấu trúc da bằng Agaric acid cùng Salicylic Acid. 

Nếu bạn có da mụn, đang trong quá trình điều trị da liễu bằng thuốc, Sébium Lotion còn giúp củng cố hiệu quá điều trị mụn theo toa thuốc cho da dầu và da hỗn hợp.

Kem dưỡng da 

Da bạn chỉ đang ở ngưỡng da dầu hoặc hỗn hợp có xu hướng mụn, Bioderma khuyến khích các bạn sử dụng hai dòng kem dưỡng hỗ trợ kiềm dầu ở các vùng da nhờn - giúp hạn chế môi trường mụn phát triển, điều chỉnh cấu trúc da: Sébium Mat ControlSébium Pore Refiner. Riêng dòng Pore Refiner còn có thể thu nhỏ lỗ chân lông hiệu quả ở khu vực da có chân lông đã bị giãn nở. 

Hai sản phẩm này còn có tác dụng che phủ bề mặt làm da trông láng mịn hơn, có thể sử dụng như lớp kem lót trang điểm.

Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh

Ngoài lưu ý về quy trình chăm sóc da thì duy trì thói quen khoa học và lành mạnh cũng giúp tránh xa mụn đầu đen nói riêng và các loại mụn khác nói chung: 

  • Hạn chế các sản phẩm chứa nhiều dầu tiếp xúc lên da
  • Vệ sinh thường xuyên các bề mặt có nhiều vi khuẩn lên da: điện thoại, mền gối, tay và tóc bẩn, v.v..
  • Luôn giữ tinh thần vui vẻ để tránh xa căng thẳng.
  • Ăn ngủ khoa học không chỉ hạn chế các chất gây mụn mà còn góp phần giữ tinh thần sảng khoái.

Đừng để mụn kiểm soát sự tự tin và tinh thần bạn. Luôn kiểm soát mụn bằng từ những bước đầu phòng ngừa cho đến khi không may phải điều trị mụn. Thấu hiểu làn da của chính bản thân để không phải stress vì mụn, dù ở bất kỳ độ tuổi nào